@   CẦN TUYỂN NHÂN VIÊN SPA CÓ TAY NGHỀ , NUÔI CƠM, LƯƠNG CAO.  @   CẦN TUYỂN NHÂN VIÊN SPA KHÔNG YÊU CẦU KINH NGHIỆM ĐỂ ĐÀO TẠO THÊM.   @   NHẬN HỌC VIÊN, NHÂN VIÊN LÀM THEO BUỔI.   @   NHẬN ĐÀO TẠO HỌC VIÊN SPA MỚI, HỌC VIÊN LÀM TRẢ CÔNG.   @   CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ THẨM MỸ SPA CÔNG NGHỆ CAO.   

Gà đá bổn dữ Bến Tre: Thần kê > Gà linh - gà quý

* Gà cúp
Theo cụ Vương Hồng Sển: “Gà cúp: rất khác với gà có lông đuôi, là con gà cúp, chẳng có phao câu, cũng không một sợi lông đuôi nào. (Gặp gà hay thì hay tuyệt, nhưng cũng ít người thích nuôi vì mỗi khi cáp độ đều chịu thua sút con gà kia; thậm chí vào trận nhứt là ngộ nước suy sút, thì té lụi đụi, khó đứng vững, vì chưng thiếu mất một binh khí lợi hại (bộ lông đuôi) để chống đỡ lúc ngặt nghèo. Lúc ngặt nghèo có cây chổi cùn trong tay cũng chống cự được, huống chi là thiếu bộ lông đuôi trong thân con chiến kê. Gà cúp ngày nay ít thấy, vì ít người chịu nuôi, bợm nhậu là thù nhứt vì thiếu mất một món trong “nhị khoái” (Nhứt phao câu, nhì đầu cánh)”.




đây là con gà cúp không có phao câu

























 
* Địa giáp:
Theo học giả Toan Ánh: “Vảy dép: vảy ở dưới bàn chân gà, loại vảy này thật hiếm”. Lòng bàn chân và các ngón thực ra vẫn có những tấm sừng nhỏ nhưng không được coi là "vảy". Vảy (hoặc giáp) là những tấm sừng dày, to cỡ hạt bắp. Vảy có thể đóng tại chậu (tức lòng bàn chân), tại ngón hoặc cả hai, gọi chung là "vảy dép". Theo sách gà Xuân Tùng, trường hợp “gà có một vảy lớn dưới chậu” thì gọi là "địa giáp". Trường hợp vảy đóng thành hàng trên các ngón trông giống như con rết thì được gọi là "vảy rết". Căn cứ theo mô tả thì "địa giáp" và "vảy rết" là những trường hợp đặc biệt của "vảy dép".
Các đặc điểm chân cua - vảy dép - cánh đôi thường đi kèm với nhau.
Con gà này ngoài vảy địa giáp ra còn có lục đinh, vấn sáo, gốc gà của bạn Philong92009,

 

Vảy rết:





* Gà lông trĩ
Theo học giả Toan Ánh "Loại lông này mọc ở cổ hay ở sau đuôi, khi tẽ ra thành hai chiếc lông".

Hình dưới đây là lông trĩ mọc ở cánh (cánh đôi):



* Gà hai bình dầu:
Sách gà Phan Kim Hồng Phúc nói “Phao câu có hai bình dầu là gà quý tướng, hiếm có, đá đâu thắng đó, gặp được mà mua về nuôi là diễm phúc. Tuy nhiên khi có gà này không nên đem ra khoe, vì có người sành xem tướng gà, biết được quý tướng, tiếng lành đồn xa, tất nhiên người ta sẽ chạy, không chịu cáp độ, gà sẽ ế độ, rất uổng vì lúc đó chỉ để... ngắm chơi mà thôi ”.

Trong phần nói về gà quý, cụ Vương Hồng Sển liệt gà "hai phao câu" vào hạng ẩn tướng. Sách gà Xuân Vũ định nghĩa gà "Lưỡng Hậu" là gà có hai phao câu hoặc hai bình dầu. “Bình dầu” là tuyến chất nhờn nằm trên phao câu, đánh đồng bình dầu với phao câu là không chính xác, hoặc giả gà hai phao câu là một loại hoàn toàn khác!





 

* Gà trữ thực tả:
Theo sách gà Xuân Vũ: “thường thì bầu diều gà nằm bên phải, trái lại gà này ngược đời, có bầu diều nằm bên trái, ấy là “chiến kê”.




* Lão kê thần đồng
Theo sách gà Xuân Vũ "Gà có cái đầu xem ra rất già, trái lại thân còn tơ".
 






.v.v...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Coi nhiều