@   CẦN TUYỂN NHÂN VIÊN SPA CÓ TAY NGHỀ , NUÔI CƠM, LƯƠNG CAO.  @   CẦN TUYỂN NHÂN VIÊN SPA KHÔNG YÊU CẦU KINH NGHIỆM ĐỂ ĐÀO TẠO THÊM.   @   NHẬN HỌC VIÊN, NHÂN VIÊN LÀM THEO BUỔI.   @   NHẬN ĐÀO TẠO HỌC VIÊN SPA MỚI, HỌC VIÊN LÀM TRẢ CÔNG.   @   CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ THẨM MỸ SPA CÔNG NGHỆ CAO.   

Gà đá bổn dữ Bến Tre 1

Bán các loại gà đá, gà giống, gà chọi, gà bổn danh tiếng Việt Nam và thế giới

Trang web nhận đăng tải phổ biến gà đá Bến Tre. *Liên hệ: 016.460.460.22* *Trang web bán gà đá - Bán gà đá - Bán gà giống - Trại gà đá - Gà đá tết - Gà Kim Kê - Gà đá tiền lớn - Bán gà đá cựa sắt - Gà đá bổn dữ - Gà Che - Gà Nòi - Gà đòn - Gà giống - Gà Mỹ - Gà Peru - Gà Asil* 
Gà đá bổn dữ Bến Tre: Luyện gà đá cựa sắt
 Các Phương Pháp Tập Luyện Cho Gà Đá Cựa Sắt Phương pháp này còn được gọi dưới nhiều tên khác như vần hơi, xoay hơi, xổ hơi, quần hơi v.v,… gà tơ vào khoảng 7 hay 8 tháng tuổi trở lên là bắt đầu vào ... thêm » 
 
Gà đá bổn dữ Bến Tre: Chọn nuôi gà đá
 Kinh nghiệm chọn được giống gà đá tốt Muốn có được chú gà đá tốt ta phải cố chọn được con gà nòi mái xuất sắc để nuôi. Với những mái nòi nổi tiếng như lì đòn, đá đòn độc hiểm như song phi, sỏ, mé, hồi mã i ... thêm »
Gà đá bổn dữ Bến Tre: Mồng gà
 Các dạng mồng Gà đá Gà Việt Nam thường phân làm 4 dạng mồng chính bao gồm: mồng dâu, mồng trích, mồng trà và mồng lá. Do quá trình lai tuyển chọn, gà đòn hay gà nòi đòn hầu như chỉ có dạng mồng  .. thêm » 
 
Gà đá bổn dữ Bến Tre: Cựa tháp, cựa sắt gà đá .
 Ngày nay, vì nhiều lý do dân chơi thường dùng cựa sắt cho gà, vì thế những kinh kê, sách vỡ, bài bản...về gà bị thay đổi đi rất nhiều và vì thế cũng mất đi ít nhiều tính thêm »
Gà đá bổn dữ Bến Tre: Chuyện đá gà.
 *CHỌI GÀ* Chọi gà (theo cách gọi Bắc) hay đá gà (theo cách gọi miền Nam ) đã trở thành thú vui dân gian từ nhiều thế kỷ. Vì vậy, chọi gà không chỉ là một mục trong trò chơi ngày hội, mà còn là một thú vui chơi thông thường của nhiều người ở đô... thêm »
Gà đá bổn dữ Bến Tre: Chiến kê tâm pháp. Chuyện gà đá - Bến Tre
 - Sau khi chọn được con gà đá ưng ý thì bạn cần tỉa cho lông đuôi ngắn bớt. - Tỉa lông ở các vùng đầu, cổ, ức, đùi rồi vô nghệ thường xuyên cho thịt săn chắc và có được những ngọn đòn dũng mãnh. - Về nuôi dưỡng, ngoài lúa ra, người sành điệu còn ... thêm »
Gà đá bổn dữ Bến Tre: Kinh Kê
 Chuyện gà đá - Bến Tre
 Phép xem mạng gà theo Kê kinh Phép xem mạng gà theo Kê kinh Mọi người đều biết rằng kết quả thi đấu ngày nay hầu như phụ thuộc vào bổn bang và chế độ nuôi dưỡng. Nhưng một khi bổn bang và chế độ nuôi dưỡng là như nhau, mà điều này vốn... thêm »
Gà dá bổn dữ Bến Tre: Tuyệt kỹ gà độ.
 Đốt đuốc tìm gà hay Thông thường, gà độ được lựa chọn theo bổn gà. Một dạng như sơ yếu lý lịch của gà theo nguyên tắc “chó giống cha, gà giống mẹ”. Dân chơi gà độ tin rằng những con gà mái hay  ... thêm » 
 
Gà đá bổn dữ Bến Tre: cho da gà dai, cứng
 *Toa thuốc dùng để tẩm cho da gà dai, cứng* Để cho da gà dai, cứng, cựa không đâm thủng, trong dân gian thường có những bài thuốc rất công hiệu. Xin giới thiệu một toa thuốc nam khá phổ biến ở vùng Cao Lãnh (Đồng Tháp) gồm: vỏ măng cụt.. thêm »
Gà đá bổn dữ Bến Tre: giữ cho không có mỡ
 Nuôi gà đá, gà chọi (gà nòi) hoàn toàn khác với nuôi gà thịt, nhất là khâu cho ăn để sao cho gà không có mỡ. Để gà không có mỡ, phải cho ăn theo cách riêng: gà cho ăn phải có chừng mực, mỗi ngày chỉ cho ăn 2 lần, đúng giờ giấc? một  thêm » 
Gà đá bổn dữ Bến Tre: Săn sóc gà từ 7 tháng tuổi.
 Công thức này gồm có 3 phần là: - Om bóp vào nghệ gồm có 3 ngày vào nghệ - 4 ngày xả nghệ bằng lá ngải cứu nấu chín. - Vần gà gồm có 3 lần đi hơi – 4 lần đánh đòn là cho gà ra trường. - Nuôi dưỡng. I . Om bóp vào nghệ: 1 . Nguyên liệu om bóp: 700 gram nghệ  ... thêm >>
Gà đá bổn dữ Bến Tre: Chiến kê Xám Thần
 Xám Thần là tên chú gà huyền thoại được các tay chơi trong giới chọi gà ví như nỗi kinh hoàng cho mọi đối thủ. Với tố chất trở thành chiến binh huyền thoại, khi tham gia vào các trận đấu lớn có tính sinh tử, Xám Thần thường hạ đối phương trong 5 "hồ" (hiệp kéo dài 15 phút).... thêm »
Gà đá bổn dữ Bến Tre: Cách quấn cựa gà (trồng cựa gà)
 *Một trong những những điều quan trọng nhất khi lên cựa là có người bồng gà thành thạo. Bởi hầu như không thể lắp cựa một khi gà giãy dụa, cắn và chòi đạp. Khi bồng gà để lắp cựa, phần ngực/cổ phải tì lên cánh tay. Gà phải được giữ sao cho xương ức hơi thấp hơn xương sống,  ... thêm » 
 
Gà đá bổn dữ Bến Tre: Đạo kê diễn nghĩa, coi tướng, vảy gà III
 *1. Bể Biên * *Hàng Quách cũng có một vảy bể ra thì gọi là "Bể Biên Khai Hậu" là cậu gà nòi. Ấy là điềm lành. Bể biên đây không phải là bể hàng biên mà là một vảy ở hàng Quách bể ra. Bể hay khai cũng đồng nghĩa. Câu "Bể biên khai hậu" hơi tối nghĩa và dễ hiểu lầm. Phải ... thêm »
Gà đá bổn dữ Bến Tre: Đạo kê diễn nghĩa, coi tướng, vảy gà II
 *85. Một hai mão thủ xem qua, * *Tả quân Lê Văn Duyệt đã từng mô tả mồng gà như mão quan. Phàm trời đất đã xếp đặt cho con gà tài có một chiếc mão oai phong phù hợp với tài năng của chúng. * *ML đã từng được xem qua diện mạo của hai con gà xuất chúng thì cả hai đều có mão xếp từng lớp đổ về phía mỏ như vương miện của Tần Thuỷ Hoàng.* *86. Dáng to mà ngã bất là chỉ thiên.* *87. Anh hùng chẳng ngã .. thêm » 
 
Gà đá bổn dữ Bến Tre: Đạo kê diễn nghĩa, coi tướng, vảy gà I
 *1. Hậu biên yến quản đồng hành * * Hậu biên đồng hành tức là Hậu Biên Tiên Lộ. Hàng biên và hàng hậu cùng song song đi xuống, cuối cùng hàng hậu tấp vào hàng biên cùng đi xuống ngón ngoại. Đây là gà quý.* * 2. Giáp Long Chi Tự Điềm Lành Hữu Linh * * Vảy Giáp Long đóng ở ngón thới. Vảy có hình cánh bướm hoặc từa tựa vảy rồng nên được gọi là giáp long. Loại thần kê này chuyên dùng móng làm trảo để điểm vào mắt địch... thêm »
Gà đá bổn dữ Bến Tre: Coi Đùi gà, cẳng gà đá
 Cái tinh, cái tướng gà hiện rõ ở đôi chân. Đùi là thượng túc. Cẳng là hạ túc. Thượng hạ đều nhau là tướng tầm thường. Hạ đoản, gà nhanh nhẹn, biến hoá vô thường. Gối chùng, gà có sức bật cao, mạnh. Gối thẳng, gà thường chậm, ít biến hoá. ... thêm »
Gà đá bổn dữ Bến Tre: Linh kê > Gà linh - gà quý II
 ** Gà lắc mặt:* Tác giả Toan Ánh xếp gà này vào dạng “gà dị động” tức là những con gà có cử động đặc biệt khác thường. Theo câu “Thứ nhứt bốc cát ném ra, Thứ nhì lắc mặt, thứ ba né lồng” thì gà lắc mặt đứng vào hàng thứ nhì. *Clip GML... thêm » 
 
Gà đá bổn dữ Bến Tre: Linh kê > Gà linh - gà quý I
 Vài hình ảnh minh họa những con gà được liệt vào hạng gà linh, gà quý: ** Gà sấu*: Sách gà của cụ Vương Hồng Sển viết: “gà này tựa như không có lưỡi, vì lưỡi còn cụt ngắn hơn gà lưỡi rùa nữa, mới xem họng gà tưởng đó là một loại với họng cá sấu là giống ”... thêm »
  Gà đá bổn dữ Bến Tre: Thần kê > Gà linh - gà quý
** Gà cúp* Theo cụ Vương Hồng Sển: “Gà cúp: rất khác với gà có lông đuôi, là con gà cúp, chẳng có phao câu, cũng không một sợi lông đuôi nào. (Gặp gà hay thì hay tuyệt, nhưng cũng ít người thích nuôi vì mỗi khi cáp độ đều chịu thua sút con gà kia; thậm chí vào trận nhứt là ng .. thêm » 
Gà đá bổn dữ Bến Tre: Coi gà đá theo màu mắt
 Mắt gà rất khó xét đoán vì là cửa sổ của tâm hồn. Thường mắt to, mắt trơ là gà vô cảm, bất tài. Mắt mọng nước như trái nhãn bóc vỏ là gà uỷ mỵ, thiếu ý chí sắt đá khi xung trận. Mắt lầm cát là gan lì, không chịu khuất phục. Nếu đưa tay ta vào gần thấy  ... thêm »
Gà đá bổn dữ Bến Tre: Nuôi gà đá, thu tiền tỷ ở miền Tây
 Mỗi con gà đá mà nông dân Bến Tre nuôi có giá gấp 5 đến 10 lần gà thương phẩm. Cá biệt có con khi đã ăn được 1-2 độ thì giá trị đội lên 15-20 triệu đồng. Mấy năm gần đây, tại một số tỉnh ĐBSCL, đặc biệt là Bến Tre nổi lên phong trào nuôi gà đá. Ông Ngô Văn , ... thêm »
 

Gà đá bổn dữ Bến Tre: Chiến kê Xám Thần


Xám Thần là tên chú gà huyền thoại được các tay chơi trong giới chọi gà ví như nỗi kinh hoàng cho mọi đối thủ. Với tố chất trở thành chiến binh huyền thoại, khi tham gia vào các trận đấu lớn có tính sinh tử, Xám Thần thường hạ đối phương trong 5 "hồ" (hiệp kéo dài 15 phút). Và mỗi chiến thắng thường kết thúc bằng cú đá xuyên phổi hạ gục đối phương ngay tại trận.
Nhiều tay chơi trong giới chọi gà kể, cuộc đời chinh chiến của một chú gà thường chỉ thắng đến 7 trận đã được cho là mãnh chiến, nhưng với Xám Thần có đến 21 trận đấu lớn. Đó là thành tích chưa có "chiến kê" nào đạt được.
Đương nhiên, Xám Thần trở thành hình mẫu cho những chiến binh gà chọi. Nó được chủ nhân đưa đi khắp nơi trong nước thi đấu, đi đến đâu Xám Thần đều gây sự chú ý cho người chơi với những cú đá tốc độ, khả năng kết thúc trận đấu nhanh. Với cân nặng chỉ 2,8 kg nhưng Xám Thần vẫn chiến thắng những đối thủ nặng ký hơn mình về độ cao, cân nặng....
Anh Nguyễn Thế Anh (Thôn 5, Thạch Hòa, Thạch Thất, Hà Nội), một người nổi tiếng trong giới chọi gà, cho biết, mỗi chiến tích nổi tiếng của Xám Thần được dân chơi gà chọi truyền kể cho nhau nghe nhiều lần.
"Trong một lần thi đấu ở Quảng Ninh, dù trước đó Xám Thần bị gẫy cựa của một bên chân trong lúc luyện tập, người chủ xin được gắn cựa để cho Xám Thần được thi đấu công bằng, nhưng không được chấp nhận. Song với chiếc cựa gẫy Xám Thần vẫn hạ gục đối phương. Chiến thắng trong lần thi đấu đó, tên tuổi của Xám Thần lại càng vang xa hơn nữa", anh Thế Anh chia sẻ.
Trong chuyến du đấu ở Lào Cai, Yên Bái, khi đó có một số người Trung Quốc cũng mang gà đến thi đấu, nhưng tất cả đã bị thua bởi chân cựa của Xám Thần.
Xám Thần - chú gà chọi được dân chơi xem như huyền thoại
Những đối thủ chết trận với Xám Thần đều được chủ nhân của nó đem đi làm thịt, khi mổ ra những con gà này đều bị một vết thương xuyên phổi đẫn đến cái chết ngay trên trận chiến.
Bỏ trăm triệu để mua giống Xám Thần
Là một chiến binh tài ba, mỗi trận đấu của Xám Thần được nhiều người trong nghề chờ đợi. Trong giới ai cũng biết Xám Thần qua 2 đời chủ, nó đã kiếm được hàng chục tỷ đồng cho chủ nhân thông qua những lần thách đấu.
Người chủ đầu của Xám Thần là anh Thắng (Thắng cuộc), một đại gia đất Phú Thọ. Anh Thắng tuyển Xám Thần từ trong Nha Trang, mang ra ngoài này rồi cất công "đúc" Xám Thần trở thành chiến binh nổi tiếng như ngày nay. Anh Thắng cùng Xám Thần đi khắp miền Bắc nhận lời thách đấu đều giành thắng lợi.
Nhưng do không có đối thủ, nhiều tay chơi gà bắt đầu cảm thấy sợ Xám Thần nên anh Thắng rơi vào tình thế "ế độ" không ai muốn giao đấu. Xám Thần bị tẩy chay khỏi sới. Vì Xám Thần trở nên không còn đối thủ, nên các cuộc thách đấu không còn, anh Thắng cảm thấy buồn tẻ nên quết định bán Xám thần cho anh Thơ (Ba Vì - Hà Nội) với giá 80 triệu đồng.
Về đến đất Ba Vì, anh Thơ cũng rơi vào tình thế giống anh Thắng, đối thủ từ chối Xám Thần. Nhiều lần anh Thơ phải sử dụng tin đồn, phao tin đánh lừa thiên hạ rằng Xám Thần đã chết, mục đính để tìm kiếm đối thủ cho Xám Thần.
Mặc dù bị "ế độ", nhiều đối thủ vẫn tiếp tục "đúc" gà có ý phục thù, họ gửi lời thách đấu tiền tỷ với Xám Thần cho anh Thơ. Tất cả trận thách đấu đó là những trận đấu nổi tiếng của Xám Thần được nhiều người trong giới thống kê như những kỷ niệm đáng ghi vào "lịch sử" của dân chơi chọi gà đất Bắc.
Nổi tiếng nhất là các trận ở Quảng Ninh, Xám Thần đánh bại đối phương bằng một chiếc cựa đã gẫy; còn trận ở Lào Cai, Yên Bái khiến dân chơi Trung Quốc thua tâm phục khẩu phục. Ở Hải Phòng đá vỡ phổi đối phương trong 2 "hồ" giao đấu.
Theo người trong giới chọi gà, sau 3 năm chinh chiến, qua 2 đời chủ, chiến thắng 21 trận đấu đỉnh cao, năm 2014 Xám Thần được anh Thơ cho "nghỉ hưu" và được nhiều người theo đuổi muốn mua với giá hàng trăm triệu để mang về gây giống, nhưng anh Thơ không bán.
Anh Thơ giữ lại Xám Thần đã cho anh rất nhiều thành công, nó như một đứa con tinh thần của anh. Anh Thơ Hy vọng Xám Thần sẽ "đúc" ra các thế hệ gà tiếp theo, thừa hưởng những cú đá huyền thoại của nó.
Nhờ sự nổi tiếng của Xám Thần, anh Thơ được rất nhiều người săn đón tìm mua những thế hệ gà mà Xám Thần đã sinh ra. Họ hy vọng những chú gà con này sẽ thừa hưởng những phẩm chất mà Xám Thần đã có.
Tuấn Linh 

Gà đá bổn dữ Bến Tre: Cách quấn cựa (trồng cựa gà)

Trị mụn, nám, tàn nhang, nút ruồi.
 Tắm trắng, massage mặt.
 Phun: môi, mi, mày, nhủ hoa.
 Trang điểm, nối mi, uốn mi.
 Chạy c, lăn kim, thải độc tố da.
 Bán mỹ phẩm ngoại nhập. Đến là đẹp.




*Một trong những những điều quan trọng nhất khi lên cựa là có người bồng gà thành thạo. Bởi hầu như không thể lắp cựa một khi gà giãy dụa, cắn và chòi đạp. Khi bồng gà để lắp cựa, phần ngực/cổ phải tì lên cánh tay. Gà phải được giữ sao cho xương ức hơi thấp hơn xương sống, phần cán hướng ra, về phía người lắp cựa, phần đùi duỗi hẳn về phía đuôi.
  1. Về cơ bản, việc lắp cựa sắt (gaff) cũng bao gồm những vấn đề tương tự. Mời các bạn tham khảo:

    Lắp cựa



    Chiều dài dao: gà bay (flyer) sử dụng dao dài hơn (mức cao), gà bám đất sử dụng dao ngắn hơn (mức thấp) so với loại cựa mũi trung bình (medium-high point knife) để tránh bị vướng và để gà đá chân ray (shuffer) đâm vào và rút ra một cách dễ dàng. Lưu ý khi tính chiều dài dao, điểm gốc được căn từ ngón thới. Hai chấm đỏ trên gối là các mức tham khảo dành cho gà bay và gà bám đất (xét về lối đá). Tôi dùng loại cựa mũi trung bình, và dài (chấm đỏ trên cao) cho những con đá bay.




    Định nghĩa mũi dao: mức tham khảo là đường ngang tính từ chính giữa gốc cựa xương (natural spur). Mũi dao được so sánh với đường này gồm: mũi cao, mũi trung bình và mũi thấp. Hình trên là loại dao mũi cao. Gà bị đâm bởi loại mũi dao này rất khó phục hồi bởi vết thương quá nặng. Hầu hết các trận đấu đều kết thúc một cách nhanh chóng với loại mũi dao này. Và có nhiều người sử dụng nó hơn là loại mũi dao trung bình.

    Nếu bạn không biết chắc lối đá của gà nhà hoặc nó đá kiểu kết hợp bay/bám đất, thì chiều dài dao nên ngắn hơn mức cao cỡ 1/16 inch (~1.5 li). Đấy là kinh nghiệm lắp cựa và đá trường của tôi. Nếu bạn tìm kiếm tay lắp cựa giỏi nhất đương thời thì Noli Estrellado là một trong số đó. Một trong những tay chế cựa hay nhất ở Philippines là Carding Manoloto. AugustMoon ở Cebu cũng chế những bộ cựa supercobalt rất tốt.




    Hình trên là loại cựa “pakpak langaw” (cánh ruồi) của AugustMoon. Bản rộng. Đây là loại vũ khí dành cho gà già 2-3 tuổi, đá chân rời (single stroke) đủ lực. Một khi đối phương bị dính cựa trên không thì hết đường hồi phục! Tôi thử dùng nhiều lần, những con bị đâm bằng cựa này đều gục đầu xuống đất bởi nó có độ sát thương cao nhất. Loại cựa này không dùng cho những con đá chân ray như máy. Cựa pakpak langaw tốt nhất nên dùng cho những con trưởng thành hoàn toàn, đá chân rời, mạnh và có chủ đích. Theo tôi, loại cựa bản cực rộng này không phù hợp với gà đá chân ray.



    Khi chọn mua cựa chạc (fork), tôi thích loại cán hơi mỏng. Có rất nhiều loại cựa dao chạc dày. Người ta nói khi cột nó sẽ chắc chắn hơn. Nhược điểm của nó là nặng hơn.




    Một ví dụ về cựa dao chạc dày. Qua kinh nghiệm đá trường, tôi thấy loại cán mỏng cũng chắc chắn như loại cán dày. Tất cả đều phụ thuộc vào tay cột cựa nếu họ cột đúng cách. Trọng lượng cựa càng nhỏ thì gà càng dễ bay nhảy, đặc biệt trong các trận đấu kéo dài thì cựa nhẹ sẽ có lợi thế.

    Nếu bạn từng tham gia các giải đá dao lớn (world slasher), những con dùng mũi cựa cao sẽ hạ thủ đối phương nhanh hơn là những con dùng mũi trung bình. Dĩ nhiên, những con dùng mũi cựa trung bình vẫn thắng trận, nhưng trận đấu thường kéo dài hơn. Giả sử trình độ của chiến kê là như nhau thì cựa dao mũi cao sẽ sát thương mạnh hơn.

    Nếu gà của bạn đá bay tốt thì theo tôi bạn nên chọn loại cựa dao mũi cao. Nếu nó đá chân sâu nữa thì trận đấu thường kết thúc trong tích tắc. Cựa dao mũi cao phát huy tối đa tác dụng khi giao nạp trên không. Dẫu loại cựa mũi trung bình cũng có tính sát thương, ưu điểm của cựa mũi cao là một khi đã đâm trúng thì đối phương khó có thể trả đòn. Đối phương hoặc bất động hoặc nằm sàn. Độ dài của cựa dao cũng rất quan trọng. Cựa quá dài sẽ đâm thiếu chính xác.

    Nếu được chọn chất liệu dao thì tôi dùng hợp kim COBALT. Nó bóng hơn loại thép thường và cứng nhờ vậy mà lưỡi và mũi luôn sắc bén. Một vài chiến hữu sử dụng titan nhưng kết quả không tốt. Lưỡi và mũi của loại dao này dễ bị cùn.

    Lông cánh dài

    Lông cánh dài không đồng nghĩa với bay cao. Thay vào đó, nó là dấu hiệu gà vỗ cánh mạnh và linh hoạt khi cận chiến, tình thế vốn chỉ cần những cú đá nhanh ở tầm trung bình. Hầu hết những con bay cực cao và giữ thăng bằng tốt trên không mà tôi thấy đều có lông cánh tương đối ngắn. Một số con lông cánh dài cũng bay rất cao nhưng lại xoay trở không tốt bằng những con lông cánh ngắn. Lý do là vì cánh càng dài thì thời gian đập cánh càng nhiều. Những chiến kê cánh dài như của Roger Roberts và Ray Alexander không bay cao. Chúng có xu hướng bám đất và chờ cơ hội hạ thủ đối phương bằng các đòn cận chiến chớp nhoáng, ở tầm cao trung bình. Khi cận chiến, chúng thường xoay trở nhanh hơn, hầu như không để đối phương lấn lướt và hạ thủ. Lông cánh dài giúp chúng xoay trở tốt ở cự ly gần và trung bình.




    Đá loại gà này cần kỹ năng đặc biệt. Chúng đá lông không tốt lắm nên đừng khiến chúng quá hung dữ. Bởi vậy nên cho chúng bị mổ ít thôi để còn bình tĩnh. Nhược điểm của chúng nằm ở vài chân giao nạp lúc khai trận khi hai con đá từ khoảng cách xa. Chúng hoàn toàn lép vế trước những con đá bay giỏi. Thả và kéo chúng dạt sang một bên sới, và để chúng dần tiếp cận đối phương thì mới có cơ thắng trận. Tôi nhớ có trận khi Roger Roberts thả con Hatchet Kelso mặt đối mặt với một con Bruce Barnett Sweater. Nài bên kia phát hiện thấy gà của Roger Roberts đang chòi đạp trong tay ông. Tay này liền buông con Sweater sớm hơn gà của Roberts. Con Sweater giành lợi thế và găm gà của Roberts ngay trên không. Vậy là xong. Trận kế tiếp, ông để nài của đội Thunderbird thả gà cho mình. Roger Roberts đã học được một điều trong bộ môn đá dao dài. Dưới đây là hình ảnh nài Thunderbird thả gà dạt bên ở góc xa của sới.

      Dĩ nhiên, cũng có những con lông cánh dài bay cao. Nếu so sánh về cấu trúc cơ thể thì chúng thường có lườn ngắn hơn so với gà của Roger Roberts và Ray Alexander. Đây là một chiến kê Roundhead pha, cánh dài mà nó hạ thủ đối phương ngay trên không. So sánh với gà của hai sư kê trên thì con này có lườn ngắn hơn. Cấu trúc không vững chắc lắm nhưng có thể đá cao chân hơn.




    Còn bây giờ, tôi cho bạn xem một chiến kê pha tuyệt vời của Roger Robert, con Hatchet Kelso. Lông cánh dài nhưng lườn và cơ lưng săn chắc. Con này không đá cao chân nhưng có thể nghiền nát đối thủ trong các trận cận chiến, tầm đá trung bình. Chúng là những đối thủ nặng ký trong các giải đấu lớn.


    Tại sao gà lông cánh dài, chân đá trung bình lại thất thế lúc khai trận trong thể loại dao dài? Theo ý kiến và quan sát của riêng tôi, gà lông cánh dài mất nhiều thời gian đập cánh hơn, khiến chúng chậm hơn trong tích tắc trước các đối thủ cánh ngắn. Trong trường hợp này, khi chúng vỗ cánh, VÙNG NÁCH ngay bên dưới gốc cánh DANG RỘNG TRỞ THÀNH MỤC TIÊU NGON ĂN trong bất kỳ trận không chiến nào. Đấy là lý do chúng bị dính những vết thương trí mạng từ các đối thủ bay giỏi. Nhưng khi cận chiến, chúng không đập cánh nhiều mà chỉ chao hoặc lắc cánh thật nhanh.

    Luyện tập

    Bàn tập (bench work)





    Bàn cao cỡ ngang eo. Một lồng nhỏ nhốt mái để giúp trống hăng hái. Ôm gà mặt hướng về phía bàn. Tung nó tới trước cách bàn khoảng 0.6 m. Nếu nó có thể bay và đậu một cách dễ dàng lên bàn thì tăng dần khoảng cách. Một khi gà đã quen với dạng bài tập này, bạn có thể tăng dần số lượt thảy mỗi ngày. Khi gà bắt đầu há mỏ và thở dốc thì nên dừng để nghỉ một lát. Theo dõi thời gian phục hồi của mỗi chiến kê. Thời gian gà phục hồi có thể tiết lộ nó đã từng mắc bệnh đường hô hấp khi còn nhỏ và có xu hướng mỏi mệt khi luyện tập. Ở một số con, đầu bị tái xanh (vì thiếu ô-xy).




    Cầu thang (climb board)
    Giữ đuôi gà và để nó trèo lên bàn. Khi nó đi được nửa đường, bạn hơi kéo đuôi để nó phải gắng sức một chút. Gà phải gồng chân và vỗ mạnh cánh để lên. Nghe nói, nàng gà mái trên bàn là động lực để nó leo trèo, ka ka.
    1. Lên cựa theo xương ghim của gà, cách này thấy hơi chủ quan, khó chính xác.




  2. cái này hơi lệch ra:


    2. Lên cựa theo đường phân giác của ngón ngoại & ngón chúa





     
    3. Lên cựa theo múi giờ:


    * Đáp án "B" chính là đáp án đc nhiều "sư kê phi" chọn nhất cho việc lên cựa gà của họ


    Về mũi cựa thì thấy mũi cựa của họ rất thấp, bằng, cao hơn, thấp hơn gốc cựa chốt 1 tý. Riêng cựa vn, nhất là loại gọng lai sau này thì thấy cao hơn gốc cựa rất nhiều.


    ...


  3. 2. Lên cựa theo đường phân giác của ngón ngoại & ngón chúa[/B], cách này kg biết phải cách mà a bsdinhuong hay sd kg nữa





     
    3. Lên cựa theo múi giờ:

    * Đáp án "B" chính là đáp án đc nhiều "sư kê phi" chọn nhất cho việc lên cựa gà của họ


    Về mũi cựa thì thấy mũi cựa của họ rất thấp, bằng, cao hơn, thấp hơn gốc cựa chốt 1 tý. Riêng cựa vn, nhất là loại gọng lai sau này thì thấy cao hơn gốc cựa rất nhiều.






Gà đá bổn dữ Bến Tre: Đạo kê diễn nghĩa, coi tướng, vảy gà III

Trị mụn, nám, tàn nhang, nút ruồi.
 Tắm trắng, massage mặt.
 Phun: môi, mi, mày, nhủ hoa.
 Trang điểm, nối mi, uốn mi.
 Chạy c, lăn kim, thải độc tố da.
 Bán mỹ phẩm ngoại nhập. Đến là đẹp.




1. Bể Biên 
Hàng Quách cũng có một vảy bể ra thì gọi là "Bể Biên Khai Hậu" là cậu gà nòi. Ấy là điềm lành. Bể biên đây không phải là bể hàng biên mà là một vảy ở hàng Quách bể ra. Bể hay khai cũng đồng nghĩa. Câu "Bể biên khai hậu" hơi tối nghĩa và dễ hiểu lầm. Phải chi sách vở gọi là "Bể Quách Khai Hậu" thì ít có ai hiểu lầm. 


2. Quấn Cán 
Kê Kinh có chép: 
"Rằng mà khai hậu nhỏ to
Mà có quấn cán chẳng lo chút nào." 



Hàng tiền có thêm một vảy Vấn Cán, (còn gọi là Quấn Cán). Vảy vấn cán là một vảy dài vấn ngang quản từ Thành qua Quách. (Tựa như vảy Án Thiên hoặc Phủ Ðịa nhưng địa điểm là từ hàng vảy thứ tư trở xuống và trên cựa.)





Đa Hậu 
Hàng hậu xuống tới cựa nhưng bị chia ra thành hai hoặc ba hàng vảy thì thất cách nên còn gọi là thất hậu







121. Ai ơi áp khẩu chỉ ra,

122. Tài hay lụn bại thêm là phí công. 

Có hai tài liệu về vảy Áp Khẩu. Theo nhiều tác giả danh tiếng (Mộng lang xin tạm giấu tên) thì vảy Áp Khẩu là ở ngón Thới có một hàng vảy bình thường đột nhiên có một vảy chia đôi thành hai vảy. Nhưng tài liệu hình vẽ vảy áp khẩu như vậy không đúng như Kê Kinh.





Tài liệu thứ hai về vảy Áp Khẩu của tác giả Vũ Hồng Anh thì vảy Áp Khẩu là đường chỉ chẻ ra và sổ dài từ gối xuống chậu và đổ ra rãnh giữa ngón Nội và ngón Chúa (điểm  hoặc sổ xuống rãnh giữa ngón Chúa và ngón Ngoại (điểm A) theo như câu "hoặc ngoại hoặc chính trung tâm". Hình này Mộng lang vẽ phỏng theo hình của tác giả Vũ Hồng Anh. 


Kê Kinh chép: 
Áp khẩu đường chém chẻ hai,
Đóng trên các vảy xổ dài xuống ngay.
Ấy vảy nó chỉ ra rày.
Vảy ấy là nó như bày cây kim.
Hoặc ngoại hoặc chính trung tâm,
Nuôi thì tốn lúa lại thêm thua tiền.
 



Theo Kinh thì hình vẽ vảy Áp khẩu của tác giả Vũ Hồng Anh có phần chính xác hơn. Mộng lang xét thấy chính xác hơn chứ bản thân mình chưa từng thấy qua nên không dám kết luận. Theo như trong kinh thì vảy này là một đường chỉ chém băng qua các vảy như một cây kim. Có lẽ nó phải là một đường chỉ thẳng băng thì đúng như trong kinh hơn. 
Gà có vảy Áp Khẩu là gà xấu, không thể đem ra trường được.





123. Đôi chân thủy được như sông,

124. Vảy khô như chết móng rồng phải kiêng. 

Vảy chân của gà chọi mỏng và trong như mặt nước sông thì ra đòn rất nhanh. Gà có vảy trong và mỏng thì dùng cho gà cựa thì tốt. Đối với gà đòn thì nên chọn vảy khô và lởm chởm như vảy gà chết vì gà có vảy khô tuy ra đòn chậm nhưng đá đau thấu xương. 
Kê Kinh có câu: 
Bất câu xanh xám trắng ngà,
Ðường đất cho nhỏ vảy mà cho trong.......
Khai mương vảy dóng khô vi
Chơn như gà chết võ thuần chẳng sai.
 

Vảy trong và mỏng thì đường đất phải cho nhỏ, vảy khô thì Thành và Quách phải nổi cao (còn gọi là hàm rập hoặc khai mương) thì mới tốt. 
Cũng theo Kê Kinh thì: 
...Vảy đóng cho mỏng chân dày phân ba
Ngón dài nhỏ thắt tằm nga.
Đường đất như chỉ đóng xà cựa kim.
......Cho hay là thể thuần văn
Địch cùng võ thể mười phần toàn công.
 

Và: 
.....Vảy thời to kịch hình dung võ toàn,
Đá thời động địa kinh thiên,
Sánh cùng văn thể thủ thành đặng đâu.
 

Xem thế thì gà chọi có vảy khô như vảy gà chết thì thuộc dòng Võ. Gà có vảy mỏng và trong như mặt nước sông thì thuộc dòng Văn. Văn quan ăn võ quan. Tuy nhiên, tất cả còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác 
Khi một con thần kê thác đi thì các Sư Kê thường giữ lại cặp chân gà để nghiên cứu. Chân gà chết lâu ngày thì thịt teo và vảy khô lởm chởm. Đoạn này mô tả vảy khô như vảy gà chết là vậy.





Mình không có tài liệu về móng rồng mà chỉ có tài liệu về vảy rồng thôi. 
Vảy gà xếp lên nhau theo hình thức "Nhân Tự" 人 là gà quý. 
Theo Hán văn thì: 
Nhân = người 
Tự = chữ. 
Gà có vảy nhân tự xếp lên nhau trông giống như Chưởng". 




125. "Tam Tài" đòn quý đòn thiêng,

126. Nó hay quăng đá bất kiêng chẳng nề. 

Vảy Tam Tài đã được mô tả trong những trang trước. Ngoài ra, khi vảy phủ địa mà có ba cái thì nó đựơc gọi là Tam Tài Phủ Địa, 3 vảy Huyền Châm thì gọi là Tam Tài Huyền Châm v.v. 
Gà đá quăng là nạp đòn mà không cần phải núm đầu hay lông đối thủ.


127. Chân nào tứ trụ đa thê,

128. Đòn hay hiểm hóc vỗ về nước khuya, 

(Theo ít nhất là 2 danh sư thì vảy Tứ Trụ là 4 vảy dặm ngang cựa mà chia đều nhau, không vảy nào lớn nhỏ. Tài liệu vảy Tứ Trụ của các danh sư kém phần chính xác, hình vẽ chưa hợp lý, bổn Tự cần phái thuộc hạ đi nghiên cứu thêm.


129. "Lạc ma hàm cốc" cũng khuya,
130. Còn như ám chỉ ra tia độc đòn. 

Vảy Lạc Ma Hàm Cốc là một vảy có hình tròn thuộc hàng Quách nằm dưới cựa. Theo như Ðạo Kê thì gà có vảy này rất bền nước khuya. 
Gà có vảy này ưa bay cao, đá mép, đá hầu và đá tạt rất giỏi. 
Ám Chỉ tức là Nguyệt Ám Chỉ. Ðường chỉ này nhỏ xíu quấn ngang sát gối từ Quách qua Thành hình ánh trăng lưỡi liềm. Gà có chỉ này ra đòn độc địa na ná như phép Nhất Dương Chỉ của nhà họ Ðoàn . Chỉ này còn đựơc gọi là Chỉ Nguyệt Anh. Theo một vài danh sư thì gà có chỉ này rất may độ.





131. Xuyên thành hổ trảo nhiều con,
132. chém như dao cắt địch bon chạy dài. 

Xuyên Thành là hai vảy dưới cựa sát nhau của hàng Thành có đường nứt. Ðịa điểm của vày này là khoảng dưới cựa. Gà có Xuyên Thành tung đòn nặng nề đủ làm gãy cổ đối thủ. 
Nếu vảy Xuyên Thành mà nằm ở hàng Quách thì nó có tên là Phả Công, (có nơi gọi là Tả Công). Gà có Phả Công chuyên đá tạt rất hung dữ. 

Theo danh sư Phan Kim Hồng Phúc thì vảy hổ trảo là chân gà có vảy lốm đốm xanh, đen, hoặc đỏ. Gà có vảy này đá chắc đòn. Mộng lang không có tài liệu hình vẽ của vảy này.





133. Cẳng nào vấn án hoành khai,

134. Khôn lanh như chớp chẳng sai nhiều đường. 

Có ít nhất là 3 sự dị biệt giữa các danh sư về vảy Vấn Án Hành Khai. 
Theo danh sư Huỳnh Ngọc Trảng thì vảy Vấn Án Hành Khai là 1 vảy vấn có 1 đường nứt ở giữa, vảy này nằm tại cựa hay từ cựa tới chậu thì tốt hơn nằm ở quản gà. 
Xem ra thì vảy này gần giống vảy Lộc Ðiền Tự nhưng khác nhau ở đường đất chia đôi. Lộc Ðiền Tự có đường đất chia đôi. Vấn Án Hành Khai cũng có đường chia đôi nhưng chỉ là đường nứt.





135. "Hổ đầu" "hắc bạch" phải thương, 
Hổ đầu có thể là Hổ Ðầu Nhâm - ngón chúa có nhiều vết đốm khoang nhỏ li ti. Gà có Hổ Đầu Nhâm ra đòn cực mạnh từ nước hai đổ đi. 





Ngoài ra, ngón chúa có một dặm nhỏ ở vảy đầu tiên sát móng thì gọi là Hổ Đầu. Cũng tại điểm này mà có vảy Nhân Tự thì gọi là Nhân Tự Ðầu Hổ. Tất cả đều là vảy của gà dữ.





Hắc tức là Hắc Hổ Thới. Các ngón của hai chân đều có móng trắng duy ngón Thới có móng đen cả hai chân thì gọi là Hắc Hổ Thới. Gà này giao tống mạnh.





 

Bạch tức Bạch Ðầu Chỉ. Tất cả các móng đều đen duy ngón chúa của cả hai chân có móng trắng. Gà có Bạch Đầu Chỉ có biệt tài song phi và đá tạt.





Vảy này gởi riêng cho Nhị Ca. 
Theo danh sư Huỳnh Ngọc Trảng thì Độ Tam Tằng là độ có hai hàng kẽm kèm theo hộ vệ hai bên. Một hàng kẽm ở bên hàng Quách và một hàng kẽm ở bên hàng Hậu. 
Nếu nhìn từ sau cựa của gà và đi theo chiều kim đồng hồ vòng ra phía trước thành một vòng tròn thì chúng ta sẽ có những hàng vảy như sau: 
Độ/Kẽm/Quách/Thành/Biên/Hậu/Kẽm/Độ. 
Và như thế thì chúng ta trở lại vị trí ban đầu là Độ. 
Theo danh sư Huỳnh Ngọc Trảng thì gà có độ tam tằng rất tốt.
Sự khác biệt gữa hai vảy Vấn Án Hành Khai và Ðâu Ðầu là "đường nứt ở giữa". 
Khi gà còn nhỏ thì vảy Vấn Án Hành Khai chỉ là một vảy vấn (quấn). Nhưng khi trưởng thành hoặc về già thì có đường nứt chia đôi vảy vấn nên gọi là Vấn Án Hành Khai. Còn vảy Ðâu Ðầu thì ở giữa chỉ là đường đất bình thường. (không phải đường nứt.) 
Có khá nhiều dị biệt giữa các danh sư về hình thức của vảy này nhưng Mộng lang chỉ chọn làm tài liệu những vảy nào có hình thức đúng như tên gọi hoặc đúng như Kê Kinh mô tả mà thôi. 
Tên gọi của vảy Vấn Án Hành Khai theo bổn sư hiểu thì là một vảy quấn (Vấn) bị nứt (Khai) một đường (Hành), trấn ngự phía trước (Án).

Tiếp tục Ðạo Kê thì: 

136. Như thương "ẩn địa" "giáp cương" là thường. 
Vảy Ẩn Ðịa nằm ẩn ở dưới vảy Phủ Ðịa. Vảy Phủ Ðịa là một vảy vấn nằm dưới tất cả các vảy của quản gà. Khi khẽ lật mí vảy Phủ Ðịa lên thì sẽ thấy vảy Ẩn Ðịa nếu có. 
Lưu ý: Ðừng lộn vảy Ẩn Ðịa với vảy Yểm Ðịa. 

Mộng Lang không có tài liệu của "giáp cương".





 

137. Nhật thần hổ khẩu khai vương,

138. Chỉ tài võ nghệ cao cường phải ra. 

Theo Kê Kinh thì vảy Nhật Thần là vảy có thể chống đỡ được đao thương. 
Nhật thần vảy đóng ở đâu,
Nó đóng ngang cựa để hầu phòng thương........ 

Cũng theo Kê Kinh thì hình thức của vảy Nhật Thần là một liên giáp có đường nứt ở giữa như câu: 
Liên giáp hai vảy dính liền
Liên giáp nứt giữa, nhựt thần rất hay.
 

Có sách cho rằng vảy Nhật Thần có hình tròn. Nhưng Kê Kinh chỉ nói rằng vảy Nhật Thần là một Liên Giáp đóng tại hàng Quách do hai vảy dính liền nhau (giống như Hổ Khẩu) nhưng có thêm đường nứt ở giữa mà thôi. 
Bất kể vảy Nhật Thần có hình tròn hay ngũ giác nhưng điểm quan trọng là phải có đường nứt ở giữa và đóng ngang cựa. Nếu không có đường nứt ở giữa hoặc đóng nơi khác thì không phải là Nhật Thần. 
Chiến kê có vảy Nhật Thần ra đòn long trời lở đất. Ðường nứt ở giữa của vảy tựa như một lời cảnh cáo cho những địch thủ chán sống.





137. Nhật thần hổ khẩu khai vương, 
Vảy Nhật Thần và Hổ Khẩu đều là Liên Giáp Nội đóng tại cựa. Liên Giáp Nội là hai vảy ở hàng Quách dính liền nhau không có đường đất ngăn đôi. 
Vảy Hổ Khẩu không có đường nứt chia đôi.





137. Nhật thần hổ khẩu khai vương, 
Vảy Khai Vương là 4 vảy vấn đóng ở giữa chậu và có một đường khai (nứt) chạy băng qua vảy thứ hai và ba. Ðường nứt tạo ra chữ Vương 王 
Kê Kinh viết: 
Khai vương giữa chậu hai bên
Chẳng sớm thì muộn không quên đòn tài.
 

Vảy Khai Vương phải đóng dưới cựa và càng sát chậu càng tốt. Vảy Khai Vương mà đóng trên cựa thì thất cách. 
Có sách mô tả vảy Khai Vương đựơc tạo ra bởi hai vảy vấn chứ không phải 4 vảy vấn. Mộng lang chọn dùng loại 4 vảy vấn vì bản thân đã từng đựơc xem qua, loại 2 vảy vấn bị trùng tên với vảy Gạc Thập. 
Có một số Sư Kê không thích vảy Khai Vương vì tuy rằng vảy này là vảy tài nhưng gà lại ít gặp may.



139. Đao kia vảy đóng hoa cà,
Ấy là đao độc chết thà chẳng khinh.


141. Gặp tên song phủ giáp kinh,
Nhất thời đâm chết nhì thời bất dung. 

Trong câu 139 nói đến gà có 6 vảy đóng ngay tại cựa như hình Hoa cà. Hoa cà có 6 cánh và ở giữa một vảy xem như là đài hoa. Lọai gà có vảy Hoa cà đâm rất độc hại, nếu đâm là gà đối phương không mù thì khó mà thóat chết. Thường là gà ba hàng vảy chạy xuống dễ tạo thành hình Hoa cà nhưng không đúng lắm. Nếu gà có 2 hàng trơn mà ở ngay cựa chẽ thảnh 3 hàng vảy thì mới tạo ra vảy Hoa cà. 






Trong câu 141 nói đến lọai gà có vảy “Song Phủ” như hình hai cái búa giao nhau. Trong kê Kinh cũng có nhắc đến lọai vảy tương tự như “Song Phủ” là "Nguyệt Phủ", các hành giả chư tôn hay lầm lẫn giữa hai loại vảy này: 
Nguyệt phủ là vảy buá trăng,
Thân nội cái vảy dường chưng buá hình.
Hai hàng vảy đóng rành rành,
Hai bên đâu lại hiệu danh giao đầu.
 

Trong Hán Văn, chữ “phủ” có nghĩa là cái búa có dạng như sau 斧 do đó mỗi chân từ hàng quách (thân nội tính ra) có vảy chạy chéo lên như hình lưỡi búa. Trong sách “Giáp Kinh” của Nhất Phẩm Đường cũng có nói đến lọai vảy kinh thiên động địa này. Gà có vảy “Song Phủ” hay "Nguyệt Phủ" mỗi lần ra trận là có cảnh "máu chảy đầu rơi", phải lấy mạng gà đối phương. 
{Hình Vẽ của ĐCCH về Song Phủ Đao} 
Nếu đọc lại câu trong Kinh Kê thì thấy chữ "Nguyệt Phủ" là hai vảy có hình như lưỡi búa nhưng đóng hoành ngang sang hàng Thành. Trong Hán tự chữ Nguyệt là 月, do đó phải là vảy vấn liền từ hàng quách sang hàng thành ( Hai hàng vảy đóng rành rành). Nếu chỉ có 1 vảy vấn đóng ngay cựa được gọi là vảy "Nguyệt tà" hay "Xuyên Đao". Nếu hai vảy vấn đóng ngay cựa có hình dạng hơi loe rộng ra như hình đầu búa rìu (bên hàng thành) thì đó là vảy "Nguyệt Phủ". 
Nếu hai chân đều đóng vảy "Nguyệt Phủ" như trong câu "Hai bên đâu lại hiệu danh giao đầu" thì thật là vảy độc hại. Gà có vảy "Nguyệt Phủ" hay "Song Phủ" không những có tài đâm mà còn dùng cựa để chém như lưỡi búa !!! 
{Hình vẽ của ĐCCH về Nguyệt Phủ Đao - giống như song phủ đao nhưng là hai vảy vấn như hình búa đóng ngay cựa }


143. Xem đao phải biết hãi hùng,
Cựa kim đóng thấp vòng cung vẹn toàn.
Phòng đao "giáp thới" truy hoan,
146. Ửng tâm nhật nguyệt mưu toan hổ rừng. 

Câu 143 và 144: Gà mà có cựa hình dạng nhỏ và nhọn lễu như cây kim đóng thấp phía sau chân. Hơn thế nữa là có hình hơi cong như hình cây cung là giòng gà giỏi về đâm cựa. Gà cựa nhọn hình cung thì có tài lấy mắt gà đối phương nhấp nháy.

Câu 145 và 146: Gà có vảy (nứt như chữ thập) mang hình chữ Giáp 甲 đóng ở đầu ngón thới cũng là một lọai gà sở trường về dùng cựa như đao để đâm gà đối phương. Trong phần này Đạo Kê đang bàn về “đao” nên nói đến “Nhật Nguyệt” là một bên cựa màu trắng, một bên cựa màu đen. Lọai gà có cựa Nhật Nguyệt thường được xem như là lọai Linh kê ra đòn dữ như cọp. Trong Kê Kinh có bổ túc thêm như sau : 

“Ðôi chơn nhựt nguyệt anh linh chẳng vừa.” 


Tuy nhiên Kê Kinh lại nói đến đôi chân chứ không riêng gì cựa, vì thế nhiều sư kê đã diễn rộng ra cựa Nhật Nguyệt không chỉ gói gọn trong màu của cựa mà còn nói đến màu sắc của cả cặp chân nữa. Thí dụ như một chân trắng và một chân đen (rất híêm thấy), hay chân trắng cựa đen, hay chân đen cựa trắng đều được xếp vào lọai gà “Nhật Nguyệt”. 

Một điểm khác tiện đây xin được bàn thêm cùng các tôn gỉa, các bậc sư kê và nghệ nhân chơi đá gà là hầu hết đều dùng chữ “anh linh” để diễn đạt là gà Linh Kê. Theo thiển ý của BaLoi thì chữ “Linh” được hiểu theo Việt Ngữ là “linh thiêng” và huyền bí ở đây không hẳn đúng lắm. Tuy nhiên hai chữ “anh linh” hiểu theo nghĩa tiếng Hán Việt thì đó chỉ là một lọai tài giỏi, nhanh nhẹn hơn bậc thường tình thôi. Cho nên gà “Nhật Nguyệt” ra trường đụng phải gà hay hơn cũng bị thảm tử như thường. Các tôn giả không nên hiểu theo hai chữ “Linh Kê” là gà linh nên không thể thua và không thể bị đá bại.

147. Thới mà cao thấp không chừng,
Án bên cánh tả đoản đừng phải phân.
Phủ hoành song giáp là trân,


150. Đòn luôn khép chặt đôi chân phải tường. 

Câu 147 và 148: Gà mà có ngón thới, là ngón nằm phía sau gần cựa mà một bên cao, một bên thấp không đều nhau, các chư vị nên cẩn trọng nếu đụng phải. Nếu gà mà có ngón thới bên chân trái ngắn hơn chân phải thì đó là con gà dùng móng để ra chiêu “Hổ Trảo Cầm Nã Thủ” để ra đòn độc hạ thủ gà đối phương khi lâm trận. 

Câu 149 và 150: “Phủ Hòanh Song Giáp” tương tự như vảy "Nguyệt Phủ" mô tả trong Kê Kinh đã diễn giải ở câu 141 - Đạo Kê. “Phủ hòanh” là vảy có hình cái búa đóng ngang (hòanh) từ hàng quách kéo qua hàng thành. Vảy này phải được đóng cả hai chân thì mới gọi là vảy của quý kê. 
Gà có lọai vảy "Phủ Hoành Song Giáp" có hình dạng như chiếc búa này ra đòn rất khôn lanh, mưu lược và khống chế gà đối phương, gài thế đưa vào tử lộ để dứt điểm trận đấu.


151. "Nhím kê" nó thật cao cường,
"Mỵ kê" mà có ngũ thương tử hình,
Dung nhan ấy thật là tinh,


154. Ngưỡng qua thời biết anh linh cả đời. 

Câu 151 và 152: Những con gà có lông mã chỉa ra tua tủa cứng như lông nhím, còn được gọi là gà “lông thép”. Đây là một trong những lọai gà có đặc điểm dị kỳ như “qúai kê” ẩn tướng. Lọai gà lông nhím này có tài nghệ rất cao cường nếu ra trường gà mà các hành gỉa đụng phải lọai gà này phải đề phòng. 
“Mỵ Kê” đây là “Tử Mỵ Kê” mà có “ngũ thương” (伍 鎗) tức là cái kiềng hay cái vạc có 3 chân xếp bằng nhau. Ở đây ý nói đến thế ngủ của “Tử Mỵ Kê” khi nằm ngủ đầu xỏai ra phía trước và mỏ chấm xuống đất làm thành 1 điểm, hai điểm phía sau là hai đầu cánh xòe ra chống xuống đất tạo thành 3 điểm chống đỡ trong lúc ngủ trông vững chãi như cái vạc 3 chân. 
Câu 153 và 154: Hai câu này chỉ diễn giải thêm về Tử Mỵ Kê. Lọai gà Tử Mỵ Kê dấu tướng rất khó lòng khám phá ra. Nó chỉ lộ hình tướng trong khi ngủ mê mệt mà thôi, cho nên chư vị chơi gà phải tinh ý cho lắm mới khám ra con gà mình có phải là “Tử Mỵ Kê” hay không ? Nếu đúng là Tử Mỵ Kê thì thật là gà quý hiếm và tài giỏi, cả đời chưa dễ dầu gì gặp được một.


155. "Án thiên" gối phủ an nơi,
Gà hay kiếm đặng mà chơi mà chiều.
"Ám long" vảy ấy mĩ miều,


158. Một là "quái kiệt" hai là "linh kê". 

Gà nếu có vảy vấn đầu tiên đóng ngang ngay gối thì đó chính là "Án Thiên". Dựa theo luật bất thành văn của Đạo Kê là nếu gà có 3 vảy liền nhau gọi là "Tam Tài". Do đó vảy "Án Thiên" đóng tại gối theo thứ tự từ trên xuống là Đệ Nhất Án Thiên, Đệ Nhị Án Thiên và Đệ Tam Án Thiên thì là gà có quý tướng. Tuy nhiên nếu không có Đệ Nhất mà chỉ có Đệ Nhị hay Đệ Tam Án Thiên thì không phải là gà hay, chỉ trung bình thôi. Một số dịch gỉa diễn nghĩa gà có "Án Thiên" là gà của Trời e không đúng lắm. Quản gà được chia 2 phần Thượng và Hạ, phần gần sát gối gọi là Thiên (trời cao) và phần sát chậu nơi vảy bắt đầu phân nhánh ra các ngón gọi là Địa (đất thấp). Chữ "Án Thiên" có nghĩa là vảy đóng nơi cao nhất trên quản gà. 

{Hình vẽ của ĐCCH} 

Con gà có vảy "Án Thiên" là loại gà có khí phách quân tử anh hùng ra trận không dễ gì thua. Những con gà có vảy kém hơn thường "soi" vảy "Án Thiên" để biết mặt gà "chính danh quân tử" và biết tài cao thấp mà chịu thua trước. BaLoi có kinh nghiệm qua và từng chứng kiến con gà thường "soi vảy" Án Thiên của quý kê và khiếp đảm bỏ chạy ở hiệp 3 trong khi nó vẫn còn tỉnh táo và khỏe không có dấu hiệu gì là thua. 
Trong các loại vảy có liên hệ đến rồng trong Đạo Kê có nhắc đến 3 loại. Đó là Giáp Long, Giao Long và Ám Long. 
Gà có Giáp Long là có vảy tròn cạnh và xếp hình như chữ Nhân (人) được xếp lớp như vảy rồng xếp từ đầu đến cuối ngón thới như đã được thầy Mộng Lang giải thích ở câu 2. 
"Giao Long Chi Tự' là loại gà có vảy nhữ chữ "Chi" (之) do hai hàng thành và quách giao nhau từ trên gối xuống chậu đa xéo qua xéo lại như chữ chi (Chi tự). 
Riêng "Ám Long" là gà có vảy tròn như vảy rồng nhưng không lộ hình tướng (Ám là ngầm, ẩn đi) mà mọc ở những nơi khó thấy như dưới đế chậu hay những nơi khác trong mình gà. Trong Kê Kinh có câu:

Ẩn tinh to nhỏ không cùng,
Nó ẩn dưới chậu danh đồng ẩn long


Theo BaLoi thì chữ "Án" ở đây có nghĩa là "chắn ngang" (theo định nghĩa của Tự điển Việt Nam). Hai chữ Thiên và Địa là thuật dùng từ của cổ nhân để phân biệt nơi cao thấp trong quản gà một cách thi vị hóa mà thôi. Do đó Án Thiên được hiểu là vảy đóng và chắn ngang ở vảy cao nhất trên quản gà. 

Còn nếu dịch theo Hán Việt thì chữ "Án" có nghĩa là : Đè xuống - vảy Án Thiên ở trên cao nhất đè các vảy khác bên dưới (quản gà).



159. Khai tiền vảy đóng một bề,
Vàng son đã hết gà chê gà thường.
Gà thường gối vảy ngũ tu,


162. Hoặc chân rọc chậu sinh ngu đui mù. 


Câu 159 và 160 : Hai câu này nói đến những vảy xấu của gà. Gà nếu có vảy khai ở mặt tiền, bất kể ở hàng thành hay hàng quách đều là bị chê không còn gì để “vớt vát”. Duy chỉ có một điểm son cuối cùng là nếu gà bị khai tiền và khai luôn cả hậu thì 2 điểm xấu trấn áp nhau thành ra điểm tốt. Khai tiền ở bên hàng quách (bên hàng gần cựa) mà có khai hậu thì thật là quý tướng kê, còn được gọi là “cậu gà nòi” ! 


Câu 161 và 162 : Gà có vảy “ngũ tu” là vảy nhỏ xếp thành hàng ngang từ gối trở xuống, còn được gọi là “gà nát gối”. Câu 162 nói về lọai gà có đường nứt hay đường đất của vảy như bị cắt thắng (rọc) 1 đường chạy từ vảy trổ xuống kẽ móng chúa (giữa) và móng ngọai. Lọai gà này nuôi chỉ “ăn hại thóc lúa” và nếu đem ra trường chỉ là “bị thịt” cho gà người ta đá chứ không có tài cán gì hết ! Rọc chậu hơi giống "Áp Khẩu" chỉ khác là Áp Khẩu thì chạy từ gối gà xuống kẽ của 2 ngón chân. 
Gà có những lọai vảy này thương được sư kê lọai bỏ vào đợt đầu tuyển lựa khi gà được 2 hay 3 tháng.










 
 







Còn Nữa Trang 1. Trang 2. Trang 3.

Coi nhiều